Lĩnh vực An toàn thực phẩm: Quy trình 01: Ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC ĐÍCH
Quy định trình tự tổ chức tiếp nhận hồ sơ, ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền cấp của UBND Phường Kiến Hưng trên địa bàn phường.
PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho hoạt động  ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn phường.

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công  thương, bao gồm:

- Cơ sở kinh doanh các loại : Rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn  liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm;

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp là cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 (hai )bộ trở lên (bao gồm cả siêu thị và các cơ sở kinh doanh trong chợ)

2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

 Hồ sơ xin ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

1.      Bản cam kết chấp hành các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm (02 bản - in trên giấy bìa màu xanh dương  theo biểu mẫu đính kèm);

2.      Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (nếu nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực (nếu nộp qua  bưu điện). Giấy xác nhận kiến thức về ATTP của chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh của cơ sở trực tiếp kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

3.      Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (nếu nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực (nếu nộp qua bưu điện); Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.

 

 

3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

4

Thời gian xử lý

 

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC cấp xã

6

Lệ phí

 

Không

7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm gửi 01 bộ hồ sơ về UBND phường.

Tổ chức/cá nhân

 

1/2  ngày

 

 

B3

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

½ ngày

Giấy biên nhận

B4

Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ :

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, lãnh đạo UBND phường ký xác nhận bản cam kết chấp hành các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm của cơ sở.

- Nếu hồ sơ không hợp lệ, UBND phường phải ra văn bản thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ (thông báo phải ghi rõ lý do không hợp lệ và thời gian trong vòng 7 ngày làm việc cơ sở phải hoàn thiện gửi UBND phường xem xét ký cam kết)

- Hết thời gian yêu cầu, cơ sở không bổ sung theo thông báo, UBND phường ra thông báo từ chối ký xác nhận cam kết và trả hồ sơ cho cơ sở.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ hợp lệ, đại diện lãnh đạo UBND phường ký xác nhận cam kết và trả hồ sơ cho cơ sở.

- Hồ sơ lưu 01 bản tại UBND phường.

Cán bộ y tế

03 ngày

 

 

 

B7

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức/công dân

Lưu hồ sơ theo dõi

Cán bộ thụ lý hồ sơ

Bộ phận một cửa

1ngày

Sổ theo dõi kết quả thực hiện thủ tục hành chính

8

Cơ sở pháp lý

 

- Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị đinh số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công thương về Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ công Thương;

- Thông tư lien tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 09/05/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân công trách nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

 

Viết bình luận

Xem thêm tin tức