Lao động - TB&XH: Quy trình 32: Xác nhận đơn đề nghị xác nhận Liệt sỹ

MỤC ĐÍCH
Quy định chi tiết trình tự thủ tục xác nhận đơn đề nghị xác nhận Liệt sỹ nhằm đảm bảo cho các Cán bộ thuộc UBND phường có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo nhiệm vụ được phân công
PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho hoạt động xác nhận đơn đề nghị xác nhận Liệt sỹ tại UBND phường

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Không

2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

1. Giấy báo tử

- Trường hợp hy sinh từ 01/10/2005 trở đi: Giấy báo chứng tử do các cơ quan có thẩm quyền cấp (kèm 01 trong các giấy tờ; Giấy xác nhận giao nhiệm vụ, biên bản xảy ra sự việc kèm bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu không xử án), giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn

- Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát (VTTP) không áp dụng thương binh B:

  + Giấy báo tử (kèm giấy xác nhận chết do vết thương tái phát (VTTP) của cơ sở y tế và hồ sơ thương binh, hưởng chính sách như thương binh từ 81% trở lên;

 + Đối với thương binh tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% kèm bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do VTTP của Giám đốc Bệnh viện cấp tỉnh trở lên (Bản chính)

- Giấy báo tử đối với người hy sinh trước 01/10/2005 chưa được xác nhận là Liệt sỹ trong các trường hợp sau:

 + Người hy sinh được ghi là liệt sỹ, trong các giấy tờ: Giấy báo tử trận, Huân chương, Huy chương, Giấy chứng nhận đeo Huân chương, huy chương, Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang hoặc lịch sử Đảng của cấp xã, cấp xã, thị trấn trở lên

 + Người hy sinh trong chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu đã được chính quyền địa phương suy tôn đưa hài cốt an tang trong nghĩa trang Liệt sỹ (có giấy xác nhận của Sở Lao động TB&XH nơi quản lý mộ).

x

 

 

2. Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (Mẫu số 3-LS2) của Chủ tịch UBND cấp xã, cấp xã (Bản chính);

- Biên bản uỷ quyền người thừa kế theo pháp luật (nếu liệt sĩ không còn bố, mẹ, vợ, con và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) theo mẫu;

x

 

 

3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

4

Thời gian xử lý

 

22 ngày đối với hồ sơ hợp lệ

5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

6

Lệ phí

 

Không

7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tổ chức/cá nhân

01 ngày

Theo mục 5.2

B2

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luôn chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thẩm định (hoặc thẩm định hồ sơ nếu thuộc thẩm quyền)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giấy biên nhận

B3

Cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung thêm, cán bộ thụ lý hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản (hoặc điện thoại trực tiếp) để công dân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Cán bộ LĐTB-XH

20 ngày

 

 

 

B4

Lập dự thảo Văn bản xác nhận, ký nháy văn bản trình lãnh đạo UBND phường xem xét

Cán bộ LĐTB-XH

01 ngày

 

B5

Lãnh đạo UBND phường xem xét ký xác nhận hồ sơ, chuyển cán bộ LĐTBXH tổng hợp gửi UBND quận giải quyết

Lãnh đạo UBND phường

 

B6

UBND quận giải quyết và gửi kết quả về UBND phường

UBND quận

Theo thời gian quy định UBND Quận

Văn bản xác nhận

B7

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức/công dân

Lưu hồ sơ theo dõi

Cán bộ thụ lý hồ sơ

Bộ phận TN&TKQ

Sau khi nhận kết quả từ UBND Quận

Sổ theo dõi TN&TKQ

8

Cơ sở pháp lý

 

- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Viết bình luận

Xem thêm tin tức