Lao động - TB&XH: Quy trình 59: Cấp Giấy xác nhận khuyết tật

MỤC ĐÍCH
Quy định chi tiết trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật đảm bảo các chuyên viên giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
PHẠM VI
Áp dụng đối với các tổ chức/cá nhân có nhu cầu cấp Giấy xác nhận khuyết tật
Cán bộ, công chức thuộc UBND chịu trách nhiệm thực hiện quy trình này

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

- Người được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

- Người khuyết tật có hộ khẩu tại Hà Nội và đang cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn

2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận khuyết tật lần đầu gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu)

- Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật (bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

- Bản sao kết luận của Hội đồng giám định y khoa (nếu có)

 x

x

 

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật gồm:

- Đơn đề nghị (theo mẫu)

- Giấy xác nhận khuyết tật cũ (nếu có)

 

x

3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

4

Thời gian xử lý

 

- Trường hợp cấp Giấy xác nhận khuyết tật lần đầu: 24 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật có điều chỉnh dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật: 24 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật do mất, hư hỏng: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND

6

Lệ phí

 

Không

7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luôn chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

01 ngày

Thành phần hồ sơ theo mục 5.2

Giấy biên nhận

B2

Thẩm định hồ sơ: Công chức thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định:

- Công chức thụ lý xem xét hồ sơ, nếu phát hiện những vấn đề cần bổ sung, xác minh công chức thụ lý trực tiếp hướng dẫn 1 lần bằng văn bản cho tổ chức/công dân biết để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Công chức VH-XH

10 ngày

 

 

 

 

B3

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã, phường, thị trấn tổ chức đánh giá dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, lập danh sách cá nhân đạt yêu cầu

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

 

05 ngày

 

B4

Tổng hợp kết quả thẩm tra, dự thảo kết quả thực hiện thủ tục hành chính trình xem xét và phê duyệt

07 ngày

 

Hồ sơ trình

Tờ trình

B5

Xem xét và ký xác nhận

Chuyển UBND quận giải quyết

Lãnh đạo UBND

Giấy xác nhận khuyết tật

B6

Tiếp nhận kết quả, vào sổ, đóng dấu và chuyển kết quả về bộ phận một cửa

Bộ phận văn thư

Công chức VH-XH

01 ngày

Sổ theo dõi TN&TKQ

 

B7

Trả kết quả và lưu hồ sơ theo dõi

Công chức

TN&TKQ

8

Cơ sở pháp lý

 

- Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010;

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

- Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn một số điều của Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của liên bộ Y tế - Lao động TB&XH quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng giám định y khoa thực hiện;

- Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của liên bộ Lao động TB&XH - Y tế - Tài chính - Giáo dục & Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện

Viết bình luận

Xem thêm tin tức