Tiếp nhận, xem xét chặt chẽ các đơn thư tố cáo của tổ chức/công dân trên địa bàn nhằm hướng dẫn chuyển đơn hoặc xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Áp dụng cho hoạt động giải quyết tố cáo trên địa bàn UBND
NỘI DUNG QUY TRÌNH:
1 |
Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính |
|
Theo quy định tại Khoản 2 điều 20 Luật Tố cáo: Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây; - Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; - Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật; - Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm. |
2 |
Số lượng hồ sơ |
|
01 bộ |
3 |
Thời gian xử lý |
|
Theo quy định tại điều 21 luật tố cáo; thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền có thể gia hạn giải quyết mộ tlần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. |
4 |
Nơi tiếp nhận và trả kết quả |
|
Bộ phận tiếp công dân - UBND phường Kiến Hưng |
5 |
Lệ phí |
|
Không |
6 |
Quy trình xử lý công việc |
bước 1
|
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau: - Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người cốt cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thôgn báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thì hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. - Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp xã thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chó thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố caos hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. |
Bước 2 |
Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo Chủ tịch UBND phường ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tuến hành xác minh thì trìn quyết định thụ lý phỉa thành lập đoàn xác minh tố cáo hoặc tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi là tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm tổ trưởng tổ xác minh. Trong quá trình xác minh, tổ xác minh phỉa làm việc với người bị tố cáo, người tố cáo, thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cao, báo cáo kết của xác minh...(theo quy định tại các điều từ 12 - điều 20 của thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy trình giải quyết tố cáo) |
Bước 3 |
Kết luận nội dung tố cáo Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, chủ tịch UBND phường ban hành kết luận nội dung tố cáo. |
Bước 4 |
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, Chủ tịch UBND phường phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ |
Bước 5 |
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo Theo quy định tại điều 25 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ: - Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi p hạm bị tố cáo theo quy định tại điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngyà 03/10/2012 của Chính Phủ - Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: a. Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo; b. Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo mẫu số 19-CT ban hành kèm theo thông tư này, trong đó phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
Thành phần hồ sơ giải quyết tố cáo gồm: + Nhóm 1 gồm các văn bản, tài liệu sau: Đơn tố cáo hoặc biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; quyết định thụ lý; quyết định thành lập tổ xác minh; kế hoạch xác minh tố cáo; báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; các văn bản thông báo, xử lý, kiến nghị xử lý tố cáo; + Nhóm 2 gồm các tài liệu văn bản sau: Các biên bản làm việc, văn bản, tài liệu chứng cứ thu thập được, văn bản giải trình của người bị tố cáo; các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo. |
Kết quả thực hiện TTHC |
Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo |
7 |
Cơ sở pháp lý |
|
- Luật Tố cáo năm 2011; - Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo; - Thông tư 06/2013/TT- TTCP quy định trình tự giải quyết tố cáo - Quyết đínhố 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; - Quyết định số 79/2014/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 quy định về việc tố cáo và giải quyết tố cáo trên địa bàn thành phố. |
Viết bình luận