Tư pháp - Quy trình 13: Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, (không phải là giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh)

MỤC ĐÍCH
   Quy định trình tự tổ chức tiếp nhận, xử lý thủ tục điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh đảm bảo xác định các điều kiện theo đúng quy định
PHẠM VI
Áp dụng cho hoạt động điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh tại UBND phường

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Việc điều chỉnh được thực hiện đối với những nội dung đã được đăng ký trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh

2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

Giấy tờ phải nộp:

1.   Tờ khai điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ hộ tich khác (không phải là giấy khai sinh).

2.   Bản photocopy giấy khai sinh của người yêu cầu (nếu nội dung điều chỉnh có liên quan đến thông tin trong Giấy khai sinh).

3.   Bản chính giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh (để ghi chú nội dung sau khi điều chỉnh).

4.   Các giấy tờ cần thiết liên quan để làm căn cứ cho việc điều chỉnh hộ tịch (CMND, Hộ khẩu, Thẻ căn cước cũ...).

5.   Bản photocopy hộ khẩu, CMND hoặc Hộ chiếu của người có yêu cầu.

6.   Bản chính Giấy ủy quyền + Bản photocopy CMND hoặc Hộ chiếu của người được ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền).

Hoặc Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn (trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người ủy quyền).

x

x

 

Giấy tờ phải xuất trình:

1.   Bản chính Giấy khai sinh của người cần điều chỉnh hộ tịch (nếu nội dung điều chỉnh có liên quan đến thông tin trong Giấy khai sinh).

2.   Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người có yêu cầu (hoặc người ủy quyền).

3. Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú của người có yêu cầu.

x

 

3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

4

Thời gian xử lý

 

- Giải quyết ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Nếu hồ sơ nhận sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo

5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

6

Lệ phí

 

Không

7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Công dân nộp hồ sơ theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Tổ chức/cá nhân

Trong   ngày

Theo mục 5.2

B2

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thụ lý (hoặc thẩm định nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giấy biên nhận

B3

Công chức tư pháp hộ tịch thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung thêm, cán bộ thụ lý hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản (hoặc điện thoại trực tiếp) để công dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định

- Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Công chức tư pháp hộ tịch

Trong   ngày

 

 

 

 

B4

Hoàn thiện hồ sơ, báo cáo trình lãnh đạo UBND xem xét

Công chức tư pháp hộ tịch

Trong   ngày

Dự thảo quyết định điều chỉnh

B5

Lãnh đạo UBND xem xét, ký văn bản liên quan

Lãnh đạo UBND phường

Trong   ngày

Giấy tờ hộ tịch đã được điều chỉnh nội dung phù hợp với Giấy khai sinh

B6

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức/công dân đồng thời Thông báo bằng văn bản cho UBND cấp quận, nơi lưu giữ Sổ hộ tịch

Bộ phận TN&TKQ

Trong   ngày

Sổ theo dõi

8

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật hộ tịch năm 2014

2. Nghị định 123/2015 ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch

3.Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết một số điều của luật Hộ tịch và Nghị định 123 ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch

Viết bình luận

Xem thêm tin tức