Tư pháp - Quy trình 41: Bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành án dân sự

MỤC ĐÍCH
      Quy định trình tự giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp xã về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành án dân sự  xác định rõ các yêu cầu, các điều kiện theo đúng quy định
PHẠM VI
Áp dụng cho hoạt động về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành án dân sự tại UBND phường

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

            Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có trách nhiệm bồi thường, người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự là trái pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại về bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau:

           1. Khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường:

            - Khiếu nại việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

            + Hồ sơ yêu cầu bồi thường đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật nhưng cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thụ lý và không có văn bản thông báo cho người khiếu nại hoặc không hướng  dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

            + Hồ sơ yêu cầu bồi thường không đầy đủ nhưng hết thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường không hướng dẫn việc bổ sung hồ sơ yêu cầu bồi thường;

           - Trường hợp khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường được thụ lý, giải quyết thì thời gian thực hiện khiếu nại và giải quyết khiếu nại không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước;

           2.  Khiếu nại về việc cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường

Được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

           - Cơ quan có trách nhiệm bồi thường không cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường theo quy định, trong các trường hợp:

          + Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường không  ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường.

          + Trường hợp thủ trưởng cơ quan là người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc là người liên quan nhưng  tập thể lãnh đạo cơ quan không cử một đại diện lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường.

          + Trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoạt động theo chế độ tập thể nhưng  tập thể cơ quan không có  quyết định cử người đại diện.

           - Người được thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường cử làm người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường không có đủ điều kiện sau:

          +  Không phải cán bộ công chức chuyên trách được giao nhiệm vụ.

          + Không có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường.

          +  Là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

           3. Khiếu nại về chi phí định giá , giám định lại:

           Trường hợp có căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì người khiếu nại có quyền khiếu nại cơ quan có trách nhiệm bồi thường chi phí định giá, giám định lại trong trường hợp sau:

         - Người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý, khi có kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ nhưng cơ quan có trách nhiệm bồi thường không chi trả chi phí định giá, giám định lại cho người bị thiệt hại.

           4. Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiết hại.

             Khiếu nại việc thực hiện thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

           - Người chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại không thuộc một trong những trường hợp sau:

          + Không phải là đại  diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

          + Không phải là đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã.

          +  Không phải là người do pháp luật quy định.

           - Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường thuộc một trong các trường hợp sau:

          + Người chuyển giao quyết định bồi thường không trực tiếp chuyển giao quyết định bồi thường cho người bị thiệt hại dẫn đến việc người bị thiệt hại không nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

          + Trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt, nhưng người chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường không chuyển giao quyết định cho người thân đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người bị thiệt hại hoặc chuyển giao thông qua Ủy ban nhân dân xã nơi người bị thiệt hại cư trú dẫn đến việc người bị thiệt hại không nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

          + Việc chuyển giao quyết định bồi thường khi người bị thiệt hại vắng mặt hoặc từ chối nhận quyết định bồi thường không lập thành biên bản dẫn đến việc người bị thiệt hại không nhận được quyết định giải quyết bồi thường.

           5. Khiếu nại việc thực hiện thủ tục trả lại tài sản:

           Khiếu nại việc thực hiện thủ tục trả lại tài sản được thực hiện khi có một số căn cứ sau:

           - Quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ mà cơ quan đã ra các quyết định đó không gửi thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc trả lại tài sản theo quy định pháp luật.

           - Tài sản được trả lại cho người bị thiệt hại không đúng về  số lượng, khối lượng và đặc điểm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

           6. Khiếu nại việc chi trả tiền bồi thường:

Khiếu nại việc chi trả tiền bồi thường được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

           - Quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí bồi thường do cơ quan tài chính cấp mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại.

           - Cơ quan có trách nhiệm bồi thường không thực hiện đúng thỏa thuận với người bị thiệt hại về hình thức, phương thức chi trả.

           7. Khiếu nại xem xét trách nhiệm hoàn trả:

Khiếu nại xem xét trách nhiệm hoàn trả được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

           - Người tham gia Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả không đúng thành phần theo quy định pháp luật:

          + Chủ tịch Hội đồng không phải là lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

          + Không phải là đại diện tổ chức công đoàn cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

          + Không phải là thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

          + Không phải là người phụ trách công tác tài chính - kế toán của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

          + Không phải là một số chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan.

          + Không phải là đại diện lãnh đạo của các cơ quan trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc các cơ quan khác nhau cùng gây ra thiệt hại.

          + Người tham gia Hội đồng là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.

            - Phương thức làm việc của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả không theo quy định của pháp luật:

          +  Hội đồng họp khi không đủ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng có mặt.

          + Hội đồng làm việc không theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng không khách quan, dân chủ và không tuân theo các quy định của pháp luật.

          +  Việc kiến nghị về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả không được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số trên tổng số thành viên Hội đồng có mặt.

          + Biên bản về cuộc họp của Hội đồng không được Hội đồng xem xét, thông qua và không được Chủ tịch Hội đồng ký.

           - Quyết định hoàn trả xác định mức hoàn trả và phương thức hoàn trả không phù hợp với mức độ thiệt hại, mức độ lỗi và điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả hoặc việc xác định mức hoàn trả không đúng theo quy định pháp của pháp luật:

          + Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó ra quyết định họ phải hoàn trả khoản tiền vượt quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.

          + Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó ra quyết định họ phải hoàn trả khoản tiền vượt quá 03 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.

           - Người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không nhận được quyết định hoàn trả.

2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

Giấy tờ phải nộp:

·        Đơn khiếu nại hoặc bản ghi âm lời khiếu nại (Trường hợp người khiếu nại đến trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản).

Nội dung đơn khiếu nại ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại; tên, địa chỉ, cơ quan tổ chức bị khiếu nại ; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết.

Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

·        Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

·        Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

·        Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

·        Quyết định giải quyết khiếu nại;

·        Các tài liệu khác có liên quan;

x

 

 

Giấy tờ phải xuất trình:

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người khiếu nại về quyết định bồi thường nhà nước (hoặc người được ủy quyền – nếu ủy quyền cho người khác).

- Quyết định giải quyết khiếu nại.

x

 

3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

4

Thời gian xử lý

 

1. Thời hạn thụ lý giải quyết: 08 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền (Trường hợp không thụ lý thì nêu rõ lý do bằng văn bản).

2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:

·        Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 27 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.

·        Trường hợp phức tạp thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không quá 37 ngày kể từ ngày thụ lý

·        Đối với địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 37 ngày kể từ ngày thụ lý

Trường hợp phức tạp thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý.

5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Công chức tư pháp - Hộ tịch

6

Lệ phí

 

Không

7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Công dân nộp hồ sơ theo quy định cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch

Tổ chức/cá nhân

1 ngày

Theo mục 5.2

Giấy biên nhận

B2

Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả, luân chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn thụ lý (hoặc thẩm định nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền)

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

B3

Công chức Tư pháp - Hộ tịch  thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung thêm, cán bộ thụ lý  hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản (hoặc điện thoại trực tiếp) để công dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định

- Trường hợp, đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

30 ngày

 

 

 

 

B4

Hoàn thiện hồ sơ, báo cáo trình lãnh đạo UBND xem xét

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

 

B5

Lãnh đạo UBND phường phê duyệt, ký quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Lãnh đạo UBND phường

03 ngày

 

B6

Tiếp nhận kết quả và trả cho tổ chức/công dân

Lưu hồ sơ theo dõi

Cán bộ thụ lý hồ sơ

 

1  ngày

Sổ theo dõi

8

Cơ sở pháp lý

 

·        Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009

·        Luật Khiếu nại năm 2011;

·        Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước;

·        Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính;

·        Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27/02/2013 sửa đối bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính;

Thông tư số 06/2014/TTLT-BTP-TTCP-BQP ngày 14\2\2014 của Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ quốc phòng hưng dẫn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự;

Viết bình luận

Xem thêm tin tức